Tuesday, November 22, 2016

MỸ DUNG

NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI
THOUSAND MILES AWAY FROM HOME

The song tells the story of Princess Huyền Trân, who in 1306 was married to Chế Mân, the king of the Champa Kingdom. 
“I am thousands of miles away from home. The distance is far, however comparing to my love for you and my longing to see you, they are much further.”

The accompanists include: Minh Dương - Flute (Sáo), Lê Phương - Zither (Tranh), Phong Phú - Monochord (Độc Huyền), Ros Hewton: - Piano, Quốc Loan - Drum, and Đăng Thảo - Guitar

ĐĂNG LAN & ÂU CƠ DANCE GROUP

HOW LOVELY THE COUNTRY IS (NON NƯỚC HỮU TÌNH)
SOLO VOICE WITH DANCE BACKING

The song describes the beauty and picturesque scenery of Vietnam. It is performed by Đăng Lan (singer) and the Âu Cơ Dance Group



Court Music Ensemble


Vietnamese Court Music was established and performed from the Trần Dynasty, 13th century to the beginning of 20th century when the last kingdom ended.
A bracket of classical court music depicting the sound of music which can be as sweet as the sound of floating water, as clear and pure as golden coins rubbing each other, as gentle and fresh as wind in the Spring, as powerful as the roaring of tigers and as agile as flying dragons.
LƯU THỦY – KIM TIỀN – XUÂN PHONG - LONG HỔ: (FLOWING WATER – GOLDEN COINS – SPRING WIND – DRAGON & TIGER) - CLASSICAL COURT MUSIC ENSEMBLE:

  • Zither (Đàn Tranh) : Thanh Thủy, Đăng Thảo, Thu Hiền, Ánh Linh, Loan Anh, Quốc Tuấn Lê Phương
  • Monochord (Độc Huyền): Phong Phú
  • Bamboo Flute: Thanh Ý, Đỗ Minh Dương
  • Battle Drum (Trống Chiến): Minh Hà
  • Cups (Đánh Tách): Đăng Lan
  • Phách Tiền (Coin Clappers): Anna Đinh

Tuesday, November 1, 2016

Thanking Speech - Đăng Thảo Nguyễn (Convenor)


On behalf of the Festival Organising Committee and performers,
Firstly, I would like to acknowledge the wonderful support of the Elder Conservatorium of Music, University of Adelaide, to Professor Graeme Koehne, the Director, Associate Professor Kimi Coaldrake, Head of the Postgraduate Program in Music, Mr Steven Knopoff, Head of Studies, Musicology and Mr Martin Victory, Elder Hall Manager and the sound engineer.
I would like to thank all the wonderful audience tonight. Thanks to the Honourable Tung Ngo, representing the Minister for Multicultural Affairs, the Honourable John Gardner, Shadow Minister for Multicultural Affairs and for the Arts, Mr Le Quang Tin, President of Vietnamese Community in SA, Dr Ngo Anh Tuan, President of Vietnamese Veterans Association in SA and many more, leaders of Organisations and Religions in the Vietnamese Community and the wider community. I can see many friends in this Hall. I never can forget your lovely face.
I would also like express my sincere thanks to
  • Mr Nguyen Thai Minh for managing business in Front of House at Elder Hall
  • Mrs Phuong Ngon and her team for organising food & drinks at the interval
  • The Welcoming Party, including Ms Thơ, Thêm, Ngôn, Thủy, Hiền, Mr Ngôn, An and Steve
  • The Stage managers , Mr Nghiệp & Tòng and their Stage Crew: Kenny, Jason, Dũng and Duy
  • Mr Hoàn Vũ, looking after the sound for the instruments
  • Mr Mai Bắc Hùng, Jo Vĩnh, Lê Văn Út and Châu Văn An for picking up artists from the Adelaide Airport and transporting them to and from Elder Hall.
·       Particularly our MC, Ms Thái Phụng and slideshow presenter Ms Ly Huong
·     And most importantly, the performers who have contributed greatly to this concert and give us a wonderful concert tonight

Thank you! Thank you! Cám ơn! Cám ơn! 



Pictures of the Concert (1)


Welcoming party - Lê Thị Hoa, Nguyễn Thị Thọ,  Hà Thị Phương Ngôn,
VIP - Mr& Mrs Ninh Duy Định, Dr Ngô Anh Tuấn, Mr Harry Doyle,
Mr & Mrs Paul & Moira Coppock
Audience & VIP (Hon John Gardner - Shadow Minister for Multicultural Affairs)
Jo Vĩnh, Hon Tùng Ngô MLC & Audience

MC Thái Phụng
Mr Đăng Thảo Nguyễn, the Convenor of the Festival is giving an acknowledging
and thanking speech 
Giáo Sư Steven Knopoff, The Head of Music Studies, Elder Conservatorium,
The University of Adelaide is giving a welcoming speech 
Hon Tùng Ngô MLC representing Hon Zoe Bettison, the Minister for
Multicultural Affairs is giving an opening speech

At the interval

At the interval

At the interval
Mr & Mrs Vĩnh Hùng at the interval
Nr & Mrs Anh Chương  at the interval
 At the interval: Ms Diệu Lan, Mrs Nguyễn Thị Minh,
Mr & Ms Lê Trầm Quang Thương & Hươngand Musician Đăng Thảo

Monday, October 31, 2016

CHƯƠNG TRÌNH CA NHẠC ĐẠI HỘI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TOÀN ÚC CHÂU 2016

Adelaide - Lúc 7 giờ tối Ngày Chủ Nhật 16 Tháng 10 Năm 2016, Trung Tâm Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam – Úc Châu, với sự hỗ trợ của Nhạc viện Elder, Đại Học Adelaide đã tổ chức thành công Đại Hội Đầu Tiên về  Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc Châu tại Elder Hall, Đại Học Adelaide. Với những nghệ sĩ đầy tài năng, trẻ trung từ Sydney, canberra, Melbourne và Adelaide. Đại Hội đã cống hiến cho khán giả Việt Úc một chương trình ca nhạc đặc sắc. Khán giả say mê với các màn trìnnh diễn hòa tấu, độc tấu, song tấu nhạc cụ, đơn ca, phô diễn tính chất tươi đẹp của văn hóa âm nhạc Việt, với những tràng pháo tay tán thưởng, với niềm tự hào về tính nghệ thuật cao của nhạc truyền thống Việt. Ban tổ chức và các nghệ sĩ đã nhận được nhiều lời khen thưởng từ khán giả.

Hòa tấu Nhạc Cung Đình -
Màn trình diễn mở đầu Chương Trình Ca Nhạc ĐHÂNTTVNTUC

Festival Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc Châu là một chương trình ca nhạc đặc thù và duy nhất, lần đầu tiên quy tụ các ca nhạc sĩ và những nhà nghiên cứu âm nhạc Việt từ các tiểu bang khác nhau trên toàn Nước Úc, đa số là những nghệ sĩ trẻ đầy tài năng, yêu thích âm nhạc truyền thống và văn hóa Việt, đã từng tốt nghiệp ở các Nhạc Viện tại Việt Nam và/hoặc Úc. Mục đích của Đại Hội là để các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu chia sẻ kiến thức và tài năng của mình cho mọi người, cho Cộng đồng Việt và Cộng đồng chính mạch Úc, đặc biệt là giới trẻ. Đại Hội cũng nhằm bảo tồn, phát triển nhạc truyền thống Việt trên toàn nước Úc, tiếp tục một truyền thống đã hình thành và phát triển gần năm ngàn năm, để đóng góp nét đẹp của văn hóa âm nhạc Việt vào vườn hoa văn hóa âm nhạc đa dạng, phong phú của nước Úc. 
GS Nguyễn Đăng Thảo -
Trưởng BTC nói lời cảm ơn
GS Steven Knopoff -
Trưởng Ngành Nhạc Học
Nhạc Viện Elder, Đại Học Adelaide
Chương trình Ca Nhạc của Đại Hội đã được khán giả đồng hương tích cực ủng hộ. Dù mưa gió suốt ngày trong ngày Đại Hội, các đồng hương đã đến Nhà hát Elder tham dự đông đảo. Trong số quan khách Úc Việt, chúng ta nhận thấy có sự hiện diện của TNS Tùng Ngô, đại diện cho bà Bộ Trưởng Đa Văn Hóa Nam Úc Zoe Bettison, Dân Biểu John Gardner  Bộ Trưởng Đối Lập về Đa Văn Hóa Nam Úc, Ông Bà Lê Quang Tín Chủ Tịch CĐNVTDNU cùng BQT, Ông Bà Ngô Anh Tuấn, Chủ Tịch Hội CQN/QLVNCH/NU và BCH, Trung Tướng Vikram Madan (Hưu trí) đại diện Chủ Tịch SAMEAC, Sr Marie Niên Giám Đốc Đa Văn Hóa Công Giáo Nam Úc, Cựu TNS Julian Stefani, GS Giảng Sư Kimi Coaldrake
TNS Ngô Thế Tùng - Đại Diện
Bộ Trưởng Đa Văn Hóa
tuyên bố khai mạc
Trưởng Ngành Hậu Đại Học Nhạc Viện Elder, Giảng Sư Steven Knopoff, Trưởng Ngành Nhạc Học Nhạc Viện Elder, Nghị Viên Kim Oanh, Cô Thúy Định Tổng Thư Ký CĐNVTD Liên Bang Úc, Ông Bà Paul & Moira Coppock Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến VN, cùng Lãnh Đạo các Tôn Giáo, Hội Đoàn Đoàn Thể cộng đồng Úc Việt và Lãnh Đạo các Hội Đoàn, Gia đình quân đội CQN/QLVNCH/NU. Ban Tổ Chức ĐHÂNTTVN/UC cùng tất cả anh chị em nghệ sĩ xin được gởi đến quý đồng hương, khán giả cùng quý vị lãnh đạo lời cám ơn chân thành.
MC Thái Phụng 
Chương Trình hòa nhạc được mở đầu với màn hòa tấu Nhạc Cung Đình: Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong Long Hổ. Sáu cây Đàn Tranh cùng Độc huyền, Sáo, Trống cùng bộ gõ Phách tiền, Tách sứ đã đưa khán giả về với cung vàng điện ngọc cố đô Huế, một thuở yên bình đẹp tươi của Sông Hương Núi Ngự, của những cánh sen hồng tinh khiết trong Hồ Tĩnh Tâm, của không gian tự do nơi kinh thành trầm mặc. Màn hòa tấu được bắt đầu bằng iếng trống hào hùng vang lên trong lòng tự hào dân tộc. Âm Thanh tiếng đàn:
“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
(Nguyễn Du – Đoạn Trường Tân Thanh)
Ca Sĩ Đăng Lan & Nhóm Vũ Âu Cơ Melbourne
MC Thái Phụng, trẻ đẹp, duyên dáng giới thiệu các tiết mục trình diễn.
Đăng Lan, ca sĩ nổi tiếng trước 75, trong bài hát Non Nước Hữu Tình và Đêm Ả Đào đã cùng với Nhóm vũ Âu Cơ Melbourne đã diễn tả phong cảnh tươi đẹp của quê hương Việt,  Vịnh Hạ Long, Chùa Hương, chùa Tam Thanh, Hồ Gươm và chuyện tình éo le của nàng Tô Thị ở Phố Kỳ Lừa. Những ngày hội Lim, những điệu hò, câu hát trữ tình Quan Họ, những cảnh đẹp tạo nên một bức tranh lung linh, mỹ lệ làm mê đắm lòng người. Cầu nguyện cho tự do dân chủ về trên quê hương tươi đẹp hữu tình cha ông đã ngàn đời tạo dựng.
Ca sỉ Anh Chương
Ca sĩ Mỹ Dung
Sống nơi hải ngoại, khán giả đã bùi ngùi thương nhớ đất nước bên kia bờ đại dương khi thưởng thức các giọng ca ở Adelaide. Bài hát Nước Non Ngàn Dậm Ra Đi trong trường ca Con Đường Cái Quan qua giọng ca mạnh và trong sáng của Mỹ Dung. Phạm Duy khi vào miền Nam để tị nạn Cộng Sản, ông đã viết Trường Ca Con Đường Cái quan Trong đó có bài NƯỚC NON NGÀN DẬM RA ĐI, đem tâm tình nhớ quê nhà Miền Bắc cách xa ngàn dậm của mình lồng vào chuyện tình của Công Chúa Huyền Trân. “…Dù đường thiên lý xa vời. Dù tình cố lý chơi vơi, cũng không dài bằng lòng thương mến người….”.
Nghệ Sĩ Đăng Thảo & Anh Chương
Giọt Mưa Trên Lá với giọng ca truyền cảm trầm ấm của Anh Chương, hát cả hai lời bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Trong những hạt mưa nhỏ bé đó là cả một thế giới mênh mông của tự do, của tình yêu và của lòng công bình bác ái. Hình ảnh đau buồn của chiến tranh với mẹ già khóc con đã  hy sinh trên chiến trường cũng như những hy vọng cho tương lai tươi sáng với những nụ cười rực rỡ của người vợ đón chồng trở về sau chiếu tranh. Có tiếng khóc của trẻ sơ sinh, có tiếng ru con, tình già, tình trẻ, có tiếng vui tiếng buồn của sum họp chia ly.
Ca Sĩ Quốc Loan
Quốc Loan với Huế Xưa diễn tả tình yêu non nước thần kinh, với Thôn Vỹ hiền hòa, với người con gái Huế thướt tha trong tà áo dài tóc mây bay trong gió. Chu Thy với giọng ca khỏe, điêu luyện đã trình bày tuyệt vời bài hát Đêm Hoa Đăng, một bài hát khó đòi hỏi nhiều kỷ thuật và sự vững vàng nơi người ca sĩ. Các bài hát đã được sáng tác trên Ngũ Cung âm thể Việt, theo phong cách Ca Huế và Nhạc Cung Đình nơi cố đô Triều Nguyễn. Ôi thương nhớ làm sao một quê hương bên kia bờ đại dương rộng lớn. Âm thanh phong phú, ngọt ngào của các bài hát hòa lẫn với tiếng nhạc đệm nhẹ nhàng tha thiết  của Phong Phú đàn độc huyền, Lê Phương đàn tranh, Đỗ Minh Dương sáo, Đăng Thảo guitar, Ros Hewton piano và Quốc Loan trống  nghe thật truyền cảm và xúc động lòng người. Quê hương dấu yêu đã thể hiện qua từng lời hát, giọng ca và tiếng đàn dân tộc.
NS Ros Hewton
NS Ros Hewton

Điểm đặc biệt của Chương trình Đại Hội là chúng ta đã có những nghệ sĩ trình diễn điêu luyện các nhác cụ đặc thù của người Việt chúng ta.
Minh Hà và Anna Đinh đã xuất sắc trình tấu đàn T’rưng và đàn K’long Put.
NS Minh Hà trình tấu K'long Put
NS Anna Đinh & Minh Hà - Đàn T'rưng
Chúng tôi đã được nghe  khán giả cho biết đây là lần đầu tiên đã được thưởng thức màn trình tấu đàn T’rưng và K’long Put. Đàn T'rưng là nhạc cụ của người Thượng Jarai và Bhanar gồm những thanh tre đặt sát nhau, tạo ra những âm thanh như tiếng suối chảy, tiếng cành lá chạm vào nhau giữa rừng sâu. K’long Put cũng là nhạc cụ của người Thượng Cao nguyên Miền Trung. Nhạc cụ gồm có 12 ống tre dài ngắn đặt cạnh nhau. Nhạc sĩ trình tấu vỗ hai bàn tay, đẩy hơi từ lòng bàn tay vào các ống tre để tạo ra âm thanh tiếng nhạc trong suốt và gãy gọn.
NS Đăng Thảo - Đàn Độc Huyền
Nhạc Sĩ Đăng Thảo đã độc tấu Độc Huyền, đàn một dây, với phần nhạc đệm Piano của Ros Hewton và Trống Quốc Loan, Minh Hà. Đây là một nhạc cụ độc đáo của người Việt. “Đàn bầu ai gảy thì nghe..” Dùng kỷ thuật truyền thống, chỉ với một dây, nhạc sĩ Đăng Thảo đã tạo ra những âm thanh tha thiết trầm buồn truyền cảm khi độc tấu bài Dạ Cổ Hoài Lang, diễn tả tâm tình người vợ thương nhớ lo sợ cho chồng đang chiến đấu nơi trận tiền, đêm năm canh thức đủ năm canh. Đây là bài nhạc tiền thân của bài Vọng cổ Miền Nam. Kế đến Đăng Thảo đã phát triển qua kỷ thuật mới đánh đàn Độc huyền, dùng âm thanh luyến láy của tay trái tạo ra âm thanh “heavy metal rock” nhạc trẻ, tươi vui để trình tấu bài Khúc Hát Adn Tình - Tình Bắc Duyên Nam, diễn tả đời sống thanh bình ấm no của Miền Nam, đầy niềm vui, đầy tình người khi tác giả chạy trốn Cộng Sản Miền Bắc vào Nam, xây dựng mái ấm gia đình trên quê hương thanh bình. Nếu không có CS gây chiến và tiến chiếm thì Miền Nam yên bình biết bao, tươi đẹp biết bao, đời sống người dân bình dị và đầy tình yêu ngọt ngào. Ôi nhớ quá một quê hương không có bóng dáng CS.
NS Phong Phú, Lê Phương & Đỗ Minh Dương
Đàn Độc Huyền cũng được Phong Phú và nhóm Thang Âm Việt trình tấu bài Sakura, Hoa Đào Ca, một bài dân ca rất nổi tiếng của Nhật Bản. Bài hát ca ngợi vẻ đẹp tươi mát của Hoa anh đào, nở rộ mỗi khi xuân về. Đây cũng là một sáng tạo mới trong trình tấu đàn Độc Huyền, phối hợp với tiếng sáo tha thiết của Đỗ Minh Dương và tiếng đàn tranh thánh thót của Lê Phương.
NS Lê Phương
Bên cạnh đàn Độc huyền, đàn Tranh cũng rất được yêu thich với tiếng đàn độc tấu điêu luyện của Lê Phương qua tấu khúc Rặng Tre Trước Gió, được phóng tác dựa trên giai điệu của bài “Cây trúc xinh” - dân ca Quan Họ. “Trúc xinh Trúc mọc đầu đình, Em xinh em đứng một mình cũng xinh”. Ngoài giai điệu mượt mà của chủ đề âm nhạc chính, tác giả đã đưa vào rất nhiều nét mới trong phần phát triển, giúp mở rộng âm vực và công năng diễn tấu của nhạc cụ.
NS Trần Tấn Tài & Thu Hiền
Đặc biệt trong chương trình Đại Hội này chúng ta có nghệ sĩ Thu Hiền đã trình tấu đàn Tranh Phát Triển, khác với đàn tranh truyền thống. Ngoài tính năng của đàn tranh truyền thống, đàn tranh phát triển có thể lên dây theo 12 bán cung đều như đàn piano hay harp và khảy dây bằng hai tay, nâng cao tính năng của nhạc cụ. Thu Hiền đã độc tấu ba bài Hòn Vọng Phu với phần đệm Guitar của Trần Tấn Tài. Cô cũng đã độc tấu Turkish Rhapsody, một tấu khúc cho piano của Mozart trên đàn tranh. Một tài năng hiếm có.
Độc tấu Chùm Sáo Trúc là một màn trình diễn tuyệt diệu của Đỗ Minh Dương, một nghệ sĩ đã vào học ở Nhạc Viện từ năm 8 tuổi. Người Việt chúng ta có 54 nhóm sắc tộc khác nhau, mỗi nhóm sắc tộc có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, văn hóa, âm nhạc và nhạc cụ. Trong đó, Sáo Trúc là một nhạc khí phổ biến mà hầu như nhóm sắc tộc nào cũng có. Âm nhạc của cây Sáo Trúc được sử dụng vào những dịp lễ hội, thay cho lời tâm tình hay trao duyên. Nghệ sĩ Minh Dương đã mất rất nhiều năm cất công sưu tầm trên 20 loại sáo thuộc các sắc tộc khác nhau. Với khả năng trình tấu sáo tuyệt vời có một không hai, nghệ sĩ Minh Dương đã đưa khán giả vào âm thanh đặc thù các vùng cao miền Bắc  Việt Nam, bay cao trên núi đồi hùng vĩ.
 
Âu Cơ - Múa Hoa Sen
Chương trình trình diễn đã có thêm những nét chấm phá đầy màu sắc rực rỡ của Nhóm vũ Âu Cơ đến Từ Melbourne, Nhóm Vũ Hội VHNTNU và Geraldine Calbazar. Âu Cơ Melbourne gồm các thành viên Tina, Ngọc Dung, Ngọc Hạnh, Thanh Mai, Thanh Hương, Windy, Thủy Chu, Kim Ánh. Bài đầu là Múa Hoa Sen. Các cô đã duyên dáng, uyển chuyển, mềm mại trong vũ khúc được xây dựng trên những âm thanh sáng tác và hòa âm của nhạc sĩ Đăng Thảo: Thiền Khúc - Đăng Đàn Cung - Lưu Thủy Kim Tiền, qua ngón đàn của nghệ sĩ Đăng Thảo và Ban nhạc Bamboo Ochre, thu âm trong CD Tình Hoài Hương. Kế tiếp, Múa Quạt Đám Cưới Trên Đường Quê rất đẹp và được mọi người yêu thích, Các cô duyên dáng trong y phục cổ truyền rực rỡ trong ngày cưới.
Nhóm vũ HVHNTNU - Chiều Lê Bản Thượng

Nhóm Vũ Hội VHNTNU gồm các thành viên: Kim Thanh, Thanh Tâm, Thu Thủy, Mỹ Dung, Bích Hường và Hiền đã trình bày một vũ điệu Tây Nguyên, Chiều lên Bản Thượng, âm thanh rộn ràng, bước  chân nhịp nhàng tươi vui của của lễ hội miền cao. 
Geraldine Balcazar
Đặc biệt, chúng ta có sự tham dự của Geraldine Balcazar, một nghệ sĩ vũ chuyên nghiệp của Úc qua Vũ Khúc Đông Dương, một vũ khúc đã được sáng tạo cách đây trên trăm năm tại Việt Nam..
NS Đăng Thảo & Trăm Mai
Khi đề cập đến nhạc truyền thống, chúng ta không thể quên được bài Vọng cổ, một bài hát chính yếu của nhạc Tài Tử và Cải Lương Miền Nam. Lần đầu tiên khán giả được thưởng thức màn trình diễn với chỉ một cây đàn tranh được dùng để đệm bài ca Vọng Cổ. Thường thì chúng ta thấy người hát vọng cổ với cây lục huyền cầm hay guitar phím lõm. Trăm Mai thật truyền cảm qua bài Nghe Vọng Cổ Nhớ Quê Hương với tiếng đàn Tranh của nhạc Sĩ Đăng Thảo. Dù sống cách xa bởi một đại dương rộng lớn, quê hương Việt vẫn sống mãi trong lòng người Việt. Ôi nhớ thương biết bao một quê hương vẫn còn đang phải chịu trăm ngàn khổ nạn.
NS Salil Sachdev & Lê Tuyên
NS Minh Hà
Nghệ sĩ Minh Hà đến từ Sydney cũng đã xuất sắc hát bài ca Mái Đình Làng Biển, cùng lúc sử dụng nhiều nhạc cụ, Trống, Sáo, Đá Độc huyền để tự đệm cho tiếng hát của mình.
Nhạc sĩ Lê Tuyên và Salil Sachdev đến từ Mỹ đã phối hợp hài hòa đàn guitar cổ điển và trống để tạo nên những âm thanh của núi rừng Tây Nguyên lôi cuốn người nghe.
Ban Hoài Hương (Sydney)
Chương trình đã chấm dứt với bài hòa tấu Nhạt Nắng của Ban Hoài Hương đến từ Sydney. Chương trình kết thúc với sự tán thưởng nồng nhiệt của của khán giả, nói lên lòng yêu thích âm nhạc Việt, yêu thích tài năng của các nghệ sĩ trình diễn.
Âu Cơ và Múa Quạt
Để thực hiện được chương trình Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc châu, chúng tôi đã nhận được sự nhiệt tình ủng hộ và giúp đở của rất nhiều đồng hương thân hữu. Xin được cảm ơn tất cả quý vị. Đặc biệt chúng tôi xin được cảm ơn Professor Graeme Koehne, Giám Đốc Nhạc Viện, Associate Professor Kimi Coaldrake, Trưởng Ngành Hậu Đại Học, Mr Steven Knopoff, Trưởng Ngành Nhạc Học Nhạc Viện Elder. Chúng tôi xin cảm ơn Ông Nguyễn Duy Cương Chủ Bút Adelaide Tuần báo đã cho đăng quảng cáo Đại Hội với giá ủng hộ, Ông Nguyễn Thái Minh, Lê Văn Út, Châu Văn An, đã điều hợp trước nhà hát. Bà Hà Thị Phương Ngôn, Ô. Bà Nguyễn Thanh Thêm, Phạm Văn Quí, Cô Thanh Diệu, Thanh Thủy, Hiền Everett, Kim Thanh, Steven Knopoff đã đón tiếp hướng dẫn quan khách và khán giả. Ông Nguyễn Bá Nghiệp, Nguyễn Bá Tòng, Quan Văn Phước, Quan Khánh Dũng, Quan Khánh Duy đã điều hợp sân khấu. Ông Hoàn Vũ lo phân âm thanh cho nhạc cụ. Ông Mai Bắc Hùng, Jo Vĩnh, Lê Văn Dương đã đưa đón nghệ sĩ. Ông Jo Vĩnh và Trần Đình Nghị đã chụp ảnh và quay video chương trình Đại Hội. Cô Ly Hương chiếu slideshow cho chương trình trình diễn. Anh Nathan điều khiển âm thanh và cô Helen điều hợp nhà hát Elder trong đêm trình diễn. Đặc biệt cảm ơn MC Thái Phụng và tất cả anh chị em nghệ sĩ tham gia nồng nhiệt  trong Chương trình Đại Hội.
Nghệ sĩ ra chào khán giả ở cuối Chương Trình
Chào khán giả ở cuối Chương Trình
Chúng tôi cũng xin cám ơn quý thân hữu và đồng hương đã ủng hộ tài chánh cho Đại Hội. ÔB. Phạn Văn Quí (LGT/QC) $100, ÔB. Nguyễn Thanh Thêm (KQ) $100, Ô. Nguyễn Phúc Tâm (BCH/CQN) $30, Ô. Nguyễn Thiết Nhi (BCH/CQN) $30, B. Hà Thị Phương Ngôn (HT/HQTP) $50, Ô. Lê Văn Út (KQ) $50, ÔB.Trần Đình Nghị (GT/BĐQ) $100, Ô. Nguyễn Văn Tây (CQN) $50, ÔB. An Tùng $60, ÔB. Vũ Đức Lâm $150, ÔB. NS Trần Ngọc Toàn $50, ÔB. Nguyễn Hữu Ba (HQ) $70, Cô Mỹ Dung $180, Ô. Liêu Huê $30, ÔB. Ninh Duy Định (GT/HQ) $100, Ô. Võ Văn Hòa, ÔB. BS Ngô Anh Tuấn (CT/CQN) $100, ÔB. Paul & Moira Coppock (HT/CQNUTCVN) $60, ÔB. Bill Barnes $60, NV Oanh Nguyễn $30, ÔB. Đỗ Tấn Hoa (T/TTVHVN) $50, Sr Marie Niên $30, ÔB. Lê Quang Tín (CT/CĐNVTDNU) $50, ÔB. Hoàng Thắng & Quỳnh Trâm (PCT/CĐNVTDNU) $100, Ô. Harry Doyle (CQNUTCVN) $30, ÔB. Tony & Robin $60, B. Nguyễn Thị Minh $30, NS Phan Văn Hưng $30, ÔB. Mai Bắ Hùng (HP/ KQ) $100, ÔB. Jeff & Helena Barnes $60, ÔB. Nguyễn Cường (GT/GĐMĐ), ÔB. DS Kim Loan $150, ÔB. Phạm Thân $100, ÔB. Vĩnh Hùng $100, GS Hoàng Ánh $50, CT Bạc Đô $100, ÔB. Đỗ Văn Tri (VBĐL) $50.
Cuối cùng một lần nữa, chúng tôi xin được cảm ơn quý đồng hương, thân hữu và quý vị lãnh đạo đã ủng hộ Đại Hội Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam Toàn Úc Châu. Xin kính chúc quý Đồng hương, Thân hào Nhân sĩ, quý vị Lãnh đạo nhiều sức khỏe, tươi vui và mọi thành công.
Kính chào Đoàn kết
Nguyễn Đăng Thảo
Trung Tâm Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam – Úc Châu